Tư vấn Chiến lược Kinh doanh và Quản lý Tập đoàn In

Để có thể cùng đối tác / khách hàng thực hiện việc hoạch định chiến lược kinh doanh và quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất, tất cả các dự án do GIBC thực hiện đều được bắt đầu với việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.

Dựa trên nền tảng đó, phối hợp với việc đặt doanh nghiệp / lãnh vực hoạt động / ngành kinh doanh vào bức tranh tổng quan của nền kinh tế Việt Nam và khu vực để từng bước định hình năng lực lõi, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và tận dụng những cơ hội nhằm vượt qua thách thức đạt được hiệu quả của việc phát triển kinh doanh một cách bền vững.

Khảo sát, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của từng ngành tập trung vào các nội dung sau:

  • Phân tích các yếu tố tác động đến ngành kinh doanh
  • Phân tích tốc độ phát triển ngành trong 3 năm qua
  • Nhu cầu thị trường và thị trường tiềm năng
  • Định hướng chiến lược phát triển ngành  giai đoạn từ 2010 -2015
  • Phân tích xem xét danh mục đầu tư (Business porfolio) của ngành nhằm xác định nhu cầu đầu tư và lựa chọn phương án đầu tư thích hợp (Balanced portfolio)         đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững và đạt lợi nhuận. Phân tích này dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố bên ngoài (External Factor Evaluation-EFE) như tính ổn định môi trường và mức độ tăng trưởng ngành và được cụ thể tùy thuộc vào từng ngành
  • Phân tích SWOT của ngành kinh doanh

Khảo sát, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

  • Phân tích cơ cấu sản phẩm dịch vụ
  • Phân tích thị trường và khách hàng
  • Đánh giá hoạt động bán hàng và hoạt động marketing.
  • Chính sách phát triển khách hàng, thị trường, sản phẩm dịch vụ mới
  • Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên 5 lực lượng cạnh tranh, trong đó tập trung phân tích chủ yếu 2 yếu tố là năng lực khách hàng và mức độ cạnh tranh.
  • Phân tích SWOT của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khảo sát, phân tích và đánh giá về tình hình tài chính.

  • Thu thập các dữ liệu và thông tin tài chính của doanh nghiệp dưới hình thức Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán quản trị.
  • Thực hiện phân tích tình hình tài chính với mức độ phân tích chi tiết khác nhau tùy theo từng lĩnh vưc hoạt động. Mức độ phân tích chi tiết sẽ phụ thuộc vào mức độ chi tiết của thông tin cung cấp.
  • Bản tóm tắt phân tích tài chính bao gồm các chỉ tiêu cơ bản trong các nhóm sau:
    • Khả năng sinh lời và quay vòng vốn (để đánh giá khả năng tạo ra thu nhập và duy trì tăng trưởng trong cả ngắn hạn và dài hạn);
    • Khả năng thanh toán và sự ổn định trong dài hạn (để đánh giá khả năng thanh toán và khả năng duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn).
    • Khả năng thanh toán và thanh khoản ngắn hạn (để đánh giá khả năng thanh toán và khả năng duy trì dòng lưu chuyển tiền tích cực trong ngắn hạn).
    • Các chỉ tiêu đo hiệu quả kinh doanh và đầu tư khác.

Tư vấn về chiến lược phát triển kinh doanh, dựa vào:

  • Tầm nhìn và mục tiêu đã có của doanh nghiệp
  • Tình hình tác động của các yêu tố vĩ mô và ngành kinh doanh

Từ đó xây dựng:

  • Định hướng và dự báo về thị trường
  • Chi tiêu kinh doanh trong thời gian từ 3 đến 5 năm
  • Các chiến lược ưu tiên dựa vào các ngành kinh doanh chính:
  • Chiến lược về tài chính, quản trị danh mục kinh doanh và đầu tư