Chương trình tư vấn nâng cao năng suất cho doanh nghiệp In

Nằm trong khuôn khổ hoạt động đào tạo và tư vấn, để nâng cao chất lượng các hoạt động của mình, TAC Hà Nội thường xuyên kết hợp với các tổ chức đào tạo tư vấn nước ngoài tại các nước phát triển.

 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh đang có những biến đổi mạnh mẽ, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và phải cạnh tranh khốc liệt, do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, việc giảm giá thành là vấn đề cần thiết, nhưng Doanh nghiệp lại chưa tìm ra được phương hướng cho mình. Một số doanh nghiệp đã thực hiện rất nhiều các hoạt động cải thiện nhưng chưa thực hiện được triệt để và bị bế tắc, nhận thức được vấn đề nhưng lại không biết nên cải thiện việc gì và cải thiện như thế nào.

Để giúp doanh nghiệp có những thông tin tiếp cận với nhưng phương pháp mới trong việc việc cắt giảm chi phí, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV xin giới thiệu hai chương trình khắc phục tình trạng trên cho doanh nghiệp.

Chương trình “chuẩn đoán nhà máy nhanh” là chương trình bắt bệnh nhanh nhà máy sản xuất sau đó đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm cắt giảm lãng phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cho doanh nghiệp. Các nhà tư vấn chuyên môn về cải tiến hiện trường giàu kinh nghiệm của Trung tâm năng suất Nhật Bản (JPC), thực hiện phân tích trong thời gian ngắn để tìm ra những thách thức, vấn đề xác thực và đưa ra phương pháp cải thiện cơ bản. Thiết lập các điểm chuẩn đoán ở những điểm mà doanh nghiệp cho là có vấn đề và thực hiện phân tích về điều hành hiện trường và quản lý các loại sản xuất như quản lý chất lượng, quản lý giá thành, quản lý giao nộp, quản lý kho bãi, quản lý cung ứng và quản lý thiết bị…để đưa ra các đề xuất tư vấn phù hợp khắc phục triệt để những tồn tại của doanh nghiệp.

Một chương trình khác để khắc phục giảm chi phí tối đa và tăng năng suất sản xuất là Phương pháp “MFCA” – hệ thống đo lường dòng chảy và tồn trữ  nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tính theo cả đơn vị vật lý và tiền tệ. MFCA tập trung vào phương diện môi trường. Những năm 2000 là năm ấm lên của toàn cầu và cạn kiệt tài nguyên, như vậy sản xuất phải hướng tới môi trường, tiết kiệm năng lượng nghĩa là cắt giảm chi phí sản xuất đáng kể. MFCA theo đuổi cắt giảm chi phí và tăng đột biến về năng suất thông qua sáng tạo trên quy trình sản xuất, tăng tính hiệu quả của sản xuất thông qua đầu tư vốn chính xác, đánh giá tương xứng và chính xác các hoạt động đầu tư, cắt giảm chi phí thông qua thiết kể chuẩn sản phẩm và nguyên vật liệu giảm tối đa lãng phí nguồn nguyên liệu sản xuất. MFCA cung cấp chỉ tiêu cụ thể trong cải tiến hiện trường sản xuất, đổi mới các hoạt động sản xuất. Thậm chí có thể tối ưu hóa tiết kiệm chi phí sang chuỗi cung ứng sản phẩm, tiết kiệm chi phí xã hội.


Hai chương trình tư vấn này thực sự là thiết thực và kịp thời cho doanh nghiệp để khắc phục tình trạng hiện tại về giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo giá trị sản phẩm để doanh nghiệp có thể tự tin cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và toàn cầu.
Kim Anh – TAC Hà nội