Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch In

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã  hội hóa cao. Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở  vật chất, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của nhà nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của đất nước…Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố rất quan trọng trong phát triển Du lịch. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đang được Bắc Giang quan tâm.

 alt

          1. Thực trạng

 Hiện nay tỉnh ta có 285 cơ sở lưu trú, có khoảng gần 3000 phòng nghỉ. Đó thẩm định được 293 cơ sở trong đó có 8 kháchsạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao. Toàn tỉnh có 740 Các bộ quản lý và nhân viên, trong đó quản lý gián tiếp 151 người: Đại học, cao đẳng 45 người; trung cấp, bằng nghề 39 người; sơ cấp 20 người; bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ là 47 người. Trong số lao động trên, những người có bằng cấp thường làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô lớn của tỉnh. Những người không có bằng cấp thường chỉ xin được việc tại các cơ sở lưu trú tư nhân có quy mô nhỏ. Riêng các cơ sở kinh doanh theo mô hình nhà ở có phòng cho thuê thì chủ cơ sở sẽ sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình là chính, số lao động này hầu như mới được hướng dẫn và đào tạo tại chỗ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ này vẫn còn yếu, chỉ có khoảng 10% số người có bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ, nhưng về ít được sử dụng (ít khách nước ngoài) nên khả năng giao tiếp yếu, chỉ có lễ tân ở các khách sạn lớn mới có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

 alt

Về kinh doanh lữ hành: Toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách (trong đó có 03 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế) 304 lao động trong các đơn vị, trong đó có 9 Giám đốc doanh nghiệp lữ hành có trình độ đại học, trung cấp, bằng nghề 7 người, bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ 4 người. trưởng, phó các bộ phận có 18 người đạt trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 100%). Hướng dẫn viên du lịch có 12 người: trình độ đại học 10 người (chiếm 83%); trung cấp, bằng nghề 02 người (chiếm 17%). Số hướng dẫn viên này chủ yếu thực hiện việc hướng dẫn khách là người trong nước thực hiện các tour du lịch đã được hợp đồng. Nhân viên lữ hành có 54 người: trình độ đại học, cao đẳng 20 người (chiếm 37%); trung cấp, bằng nghề 16 người (chiếm 29,7 %); bồi dưỡng và đào tạo tại chỗ 18 người (chiếm 33,3%). Lái xe vận chuyển khách và bảo vệ có 200 người: bằng nghề 200 người (chiếm 100%).

 alt

          Chất lượng lao động ở các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp như: một số cán bộ quản lý chậm đổi mới, đội ngũ lao động trực tiếp đang hoạt động trong các doanh nghiệp hiện có khoảng trên 1000 người nhưng hầu hết các lao động này làm theo mùa vụ, chưa qua đào tạo về du lịch, thiếu trình độ ngoại ngữ, thiếu kĩ năng giao tiếp do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ còng như hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

          Nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về Du lịch: toàn tỉnh có 36 người, trong đó công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 10 người; công tác tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh 20 người (mỗi huyện 2 người); tại Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch là 7 người. 100% cán bộ quản lý đã tốt nghiệp đại học và trên đại học.

Các bộ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu là được đào tạo chuyên ngành quản lý kinh tế hoặc chuyên ngành khác. Khi được phân công công tác quản lý nhà nước về du lịch đã tích cực tìm hiểu, tham khảo các tài liệu về chuyên ngành du lịch để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do có rất ít người học về chuyên ngành du lịch nên mức độ chuyên sâu trong một số mặt còn hạn chế như việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch còn nhiều lúng túng, nhất là cán bộ quản lý cấp huyện còn phải kiêm thêm nhiều công việc khác nên việc triển khai lập quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện rất chậm. Trình độ ngoại ngữ yếu, rất ít người có thể giao dịch hay đọc được tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

2. Các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý du lịch:

          Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch tỉnh Bắc Giang, tháng 3/2013 UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 728 về việc Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2016. Trong đó tập trung vào các giải pháp chính sau:Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên. Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như: Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch; Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động; Bố trí và phân công lao động thích hợp.Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Trong đó Bắc Giang sẽ tập trung thực hiện các giải pơhaps cụ thể đó là: Đào tạo tại chỗ:  Chọn các làng bản tại vùng du lịch và vùng đệm du lịch, tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch : Cấm Sơn, Khuôn Thần (Lục Ngạn); Khe Rỗ, Tây Yên Tử (Sơn Động); Suối Mỡ (Lục Nam).Phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…tại các xã, thôn bản có điểm du lịch cùng vào cuộc tham gia khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế tại địa phương bằng cách nuôi trồng cây con đặc sản, phát triển nghề truyền thống, tạo sản phẩm bán cho du khách. Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện làm dịch vụ lưu trú homestay cho du khách.Thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Định hướng đến năm 2015 Bắc Giang có khoảng 1000 lượt người dân tại các khu điểm và vùng đệm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được đào tạo, hướng dẫn kỹ năng làm du lịch theo hướng du lịch cộng đồng và tổ chức tham quan, trao đổi  kinh nghiệm trong hoạt động du lịch./.

                                                                      PHÒNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH