Xây dựng và triển khai áp dụng và đánh giá thực hành tốt 5S (CBAS-LM01) In

1.Giới thiệu chung:

Khái niệm 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản và xuất phát từ triết lý “Quản lý tốt nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn”. 5S là sự khởi đầu của một cuộc sống năng suất, tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái và an toàn cho mọi người. Tiết kiệm được nhiều không gian và thời gian lãng phí. Đây là yếu tố cơ bản đối với các hoạt động cải tiến năng suất.

Chương trình 5S đã được triển khai tại Việt nam và đã được nhiều tổ chức/doanh nghiệp quan tâm, áp dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất chất lượng thông qua một quá trình giảm thiểu và loại trừ các lãng phí trong các hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên một thực tế cho thấy là số doanh nghiệp duy trì được chương trình 5S vẫn còn hạn chế, mà một trong các nguyên nhân của vấn đề này là hoạt động kiểm tra đánh giá định kỳ để đảm bảo việc duy trì và cải tiến không được thực hiện một cách hiệu quả.

Để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp có đội ngũ đánh giá viên đủ năng lực để có thể tự đánh giá, nâng cao hiệu quả áp dụng và duy trì 5S tại đơn vị mình. Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh (CBAS) tổ chức khoá đào tạo: “Hướng dẫn đánh giá Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp” trong (02 ngày).

 

2.Mục đích của khoá học:

Giúp cho các học viên nắm bắt được:

-    Các phương pháp triển khai và các bước áp dụng 5S nhằm cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao năng suất tại nơi làm việc;

-    Tiêu chí đánh giá, các bước tiến hành và kỹ năng đánh giá và duy trì hoạt động 5S.

 

3.Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu chung về 5S

-    5S là gì? Lợi ích của 5S; Giải thích và phân tích các yếu tố của 5S;

-    Các bước triển khai thực hiện 5S và hướng dẫn áp dụng 5S trong thực tiễn;

-    Các biện pháp huy động và xây dựng phong trào 5S trong công ty;

-    Xây dựng các nội qui và qui định về thực hiện 5S.

Phần 2: Thủ tục, phương pháp đánh giá Thực hành tốt 5S

-    Giới thiệu về đánh giá Thực hành tốt 5S;

-    Tiêu chí đánh giá Thực hành tốt 5S;

-    Các bước tiến hành đánh giá Thực hành tốt 5S;

•    Chuẩn bị trước cuộc đánh giá: Lập kế hoạch và chương trình đánh giá; Thành lập đoàn đánh giá; Tìm hiểu hoạt động của các bộ phận được đánh giá; Lập các phiếu kiểm tra đánh giá Thực hành tốt 5S; Các phương tiện cần thiết phục vụ công việc đánh giá;

•    Thực hiện đánh giá: Đánh giá cái gì, ở đâu, đánh giá ai, và đánh giá như thế nào...?

•    Theo dõi việc khắc phục và cải tiến sau đánh giá: Xác định nguyên nhân gốc rễ, đề xuất biện pháp khắc phục, thực hiện và kiểm tra xác nhận.

-    Yêu cầu về năng lực của chuyên gia đánh giá Thực hành tốt 5S;

-    Các kỹ thuật và phương pháp trong khi tiến hành đánh giá Thực hành tốt 5S;

-    Cách viết báo cáo đánh giá Thực hành tốt 5S;

-    Các bài tập tình huống.

 

4.Đối tượng tham dự:

-    Cán bộ quản lý các phòng ban, quản đốc phân xưởng;

-    Cán bộ quản lý chất lượng, kỹ thuật và những cán bộ có trách nhiệm giúp Công ty thực hiện việc cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện làm việc;

-    Các cá nhân quan tâm đến chủ đề và nội dung của khoá học.

 

5.Thời lượng: 02 ngày