Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 (CBAS-QM08) In

1.Giới thiệu chung:

Tháng 9/2005, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các yêu cầu của Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cho các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Tiêu chuẩn mới này đang dần được thay thế cho việc thực hiện áp dụng các nguyên tắc An toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP trước đây, được áp dụng đối với tất cả các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng, chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm được chế biến và cung ứng. Với các yêu cầu được mô tả một cách rõ ràng và toàn diện về: Chương trình tiên quyết (PRPs) bao gồm: Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Quy phạm vệ sinh (GHP, SSOP); phương pháp xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCPs), thiết lập một kế hoạch kiểm soát và các yêu cầu về hệ thống quản lý…; tiêu chuẩn mới chắc chắn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy việc thiết lập một cách hiệu quả Hệ thống quản lý an toàn thực phầm (ATTP) tại các doanh nghiệp.

 

2. Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000:2005 và HACCP:

•    Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế, tăng cơ hội xuất khẩu;

•    Nâng cao uy tín và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh;

•    Đáp ứng các yêu cầu luật định và các bên liên quan;

•    Đảm bảo an toàn thực phẩm - tạo niềm tin cho người tiêu dùng;

•    Khẳng định thương hiệu tổ chức qua việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các mối nguy ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;

•    Tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm chi phí xử lý sản phẩm hỏng, xử lú các vụ ngộ độc thực phẩm;

•    Giảm giá thành sản xuất do có một hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu

 

3.    Nội dung:

-    Các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

-    Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005

-    Các khái niệm chung. Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000:2005

-    Các yêu cầu của Hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005

-    Trách nhiệm của lãnh đạo. Quản lý nguồn lực

-    Chương trình tiên quyết (PRPs).

-    Các bước hỗ trợ nhằm phân tích mối nguy

-    Thiết lập việc thực hiện PRPs.

-    Thiết lập kế hoạch HACCP

-    Cập nhật thông tin và tài liệu sơ bộ trong PRPs và kế hoạch HACCP

-    Kế hoạch kiểm tra. Truy tìm nguồn gốc

-    Kiểm soát sự không phù hợp

-    Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống an toàn thực phẩm

-    Phân biệt giữa HACCP và ISO 22000:2005

-    Các bài tập tình huống:

•    Xác định chính sách an toàn thực phẩm

•    Thiết lập các chương trình tiên quyết

•    Miêu tả 4 quy trình sản xuất và đưa ra các biện pháp kiểm soát tại mỗi công đoạn.

•    Phân tích mối nguy, Xác định các CCP và ngưỡng tới hạn

•    Hiểu các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005

-    Hỏi và đáp

-    Kết thúc và trao chứng chỉ

 

4.    Đối tượng tham dự:

-    Lãnh đạo, cán bộ phụ trách chất lượng, kỹ thuật của các tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:

+    Sản xuất và chế biến thực phẩm, thuỷ sản;

+    Sản xuất Rượu - Bia - Nước giải khát

+    Sản xuất và chế biến nông sản, lương thực;


+    Sản xuất dược phẩm...

-    Các chuyên gia, cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm…

 

5.    Thời lượng: 02 ngày